Chém gió có thể hiểu nôm na là “nổ vượt mức bình thường”. Đôi khi trong những cuộc tán dóc, thêm vào một chút “vitamin chém gió” sẽ khiến cho cuộc nói chuyện thêm hào hứng. Nhưng nếu bạn yêu phải một chàng thích chém gió thì sao nhỉ? Chém gió có thể hiểu nôm na là “nổ vượt mức bình thường”. Đôi khi trong những cuộc tán dóc, thêm vào một chút “vitamin chém gió” sẽ khiến cho cuộc nói chuyện thêm hào hứng. Bởi thế, các teenboy rất thường thêm “vài chiêu chém gió” để làm sinh động hơn trong những cuộc trò chuyện của mình, nhưng nếu yêu phải một chàng đóng mác "hiệp sĩ chém gió" thì các teengirl nhà mình sẽ bị dính vào khối chuyện "hay ho".
Yêu vì chàng “chém giỏi”, và mệt cũng vì chàng "giỏi chém".
Chém gió là thú vui của khá nhiều teenboy. Trong những cuộc trò chuyện hay những lúc cần vui thì chém gió khiến cho mọi thứ trở nên sinh động hẳn. Biết cách “chém gió” đúng kiểu và đúng lúc tạo nên nét thu hút riêng ở cách nói chuyện của teenboy. Rất nhiều teenboy có độc tài như vậy, và cũng rất nhiều teengirl để ý “đằng ấy” bởi sự vui tính, lém lỉnh của chàng.
Thế nhưng bất kì cái gì cũng có giới hạn của nó. Nếu ở cường độ vừa phải, chỉ là những kiểu nói chuyện đùa vui thì không có gì đáng nói. Nhưng nếu nó thành thói quen “nổ” khó bỏ, thì đó lại là điều khiến các nàng mệt mỏi.
Thục Lan, 17 tuổi cho biết: “Ngày trước mình thích bạn ấy của mình vì lém lỉnh, vui tính và biết điểm dừng trong các cuộc nói chuyện. Thế nhưng càng ngày, do được mọi người khen vui tính, hắn lúc nào cũng đùa quá lên đến sỗ sàng, nói chuyện đôi khi “chém gió” kinh khủng. Một mặt bạn bè của mình cười vui trong lúc đó, nhưng mặt khác, bạn bè mình nói rằng: “Bạn trai của bà nổ khiếp quá nha”. Những khi bị bạn bè nói thế, mình đều rất buồn, và tủi thân. Thế mà nói mãi, hắn chẳng nghe."
Người ta thường nói: “con gái yêu bằng tai”, có rất nhiều teengirl có đồng cảnh ngộ như Thục Lan. Các nàng ban đầu bị lôi cuốn bởi những lần nói chuyện thú vị với chàng, nhưng khi quá độ thì lại “không thể chịu đựng được”. Đôi khi, con gái cũng rất cần sự nghiêm túc, lắng nghe và chia sẻ.
Nhất là trong chuyện tình cảm, nhiều teenboy cho rằng, “chém gió” là cách thể hiện “nửa đùa nửa thật”. Nó giúp bật đèn xanh cho đằng ấy biết. Nếu chẳng may “nàng” không chịu thì việc rút lui cũng không “ngại ngùng” nhiều. Nhưng các teengirl lại không nghĩ vậy. Các nàng cho rằng: “những teenboy thể hiện thói quen “chém gió” của mình quá nhiều, có thể các chàng không hề “serious” gì trong chuyện tình cảm."
Tất nhiên, ai chẳng thích bạn trai mình vui tính, cởi mở. Tuy nhiên, chẳng ai thích bạn trai của mình là một người chỉ biết đùa cợt, suốt ngày “xạo xạo” và chẳng bao giờ có thể nghiêm túc được.
Ban đầu "iu" chàng vì chàng nói chuyện vui tính, nhưng sau đó khi phát hiện chàng "chém gió quá mức" thì một số teengirl thấy nản. (Ảnh minh họa) Tất cả cũng chỉ bởi “chém quá”
Không chỉ là “chém gió” trong những câu chuyện đùa vui. Đôi khi, các chàng “lỡ miệng hay quen miệng”, chém gió đủ các mặt. Những kiểu “chém gió” thông thường nhất là những lời khoe khoang quá độ, những lời kể lể thiếu tính chính xác, hay đôi khi nó cũng là những lời hứa cho có.
Những tưởng chỉ là những lời nói vô tri, nhưng đôi khi nó khiến “bên kia” vô cùng thất vọng. Bởi không phải lúc nào cũng có thể “nói cho vui được”. Bất kì điều gì nói ra cũng phần nào tác động đến suy nghĩ của người khác. Nhất là khi “đằng ấy” lại là một nửa của mình, thì những điều “chàng nói ra” lại càng có giá trị.
Như trường hợp của Thục Lan ở trên, cô nàng hết sức chán nản mỗi khi nghe bạn trai khoe, hay kể lể về một việc gì đó. Như hôm chàng mua cái áo mới hết 100k. Nhưng tối về, chàng liền “chém” với T.Lan rằng chiếc áo hiệu có giá cả triệu đồng. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ, còn hàng trăm, hàng ngàn lần khác hắn nổ quá mức. Thừa biết là chàng chỉ muốn “khoe cho vui” nên T.Lan cũng chẳng nói gì nhiều. Vì nếu không, những cuộc chiến lại xảy ra bởi đụng chạm đến lòng kiêu hãnh của chàng.
Nhiều lần Thục Lan cũng thấy nản, muốn “tức nước vỡ bờ”. Nhưng nếu chia tay chỉ vì thói “hay chém gió” của chàng thì thật “buồn cười”. Và thiết nghĩ, ngoài tật hay chém gió, nhưng điểm còn lại cũng “không đến nỗi nào”.
Những người “hay chém gió”, thường rất vui thích mỗi khi bên kia có vẻ tin và “nể” mình. Các chàng thường chỉ nghĩ đơn giản là “nói cho vui”, “nói cho đã miệng”. Thế nhưng, các chàng khá tự ái mỗi khi bị ai “lật tẩy”. Và dù bên kia có đúng mười mươi” đi chăng nữa, thì các “hiệp sĩ chép gió” vẫn sẽ cố cãi lấy phần thắng về tay mình.
Những kiểu “chém gió” như thế không chỉ khiến có “một nửa” của mình mệt mỏi mà còn khiến cho bạn bè xung quanh thiếu sự tín nhiệm. Chẳng ai muốn đặt niềm tin vào một người “suốt ngày chỉ có cái võ miệng”.
Nhất là trong cuộc sống, không ai dám tin tưởng để trao những nhiệm vụ quan trọng thiết yếu cho những người chỉ giỏi nói mà không giỏi làm. Không phủ nhận một điều, những người “chém gió giỏi”, không hẳn là những người không “làm giỏi”. Nhưng có thể nói, những người lớn tuổi thường tin tưởng vào những teen nói năng từ tốn và nghiêm túc hơn là những teen “thích chém”.
Hãy “chém gió” đúng lúc
Những người có vị trí cao trong xã hội, lời họ nói ra “đáng giá ngàn vàng”. Lời nói không chỉ thể hiện suy nghĩ, nó còn thể hiện tính cách của con người. Mỗi lời chúng ta nói ra, ta cần chịu trách nhiệm với những điều mình đã nói. Nhất là các teenboy, những lời nói ra, càng cần cân nhắc thật kĩ.
Biết rằng các chàng không hế ác ý, chỉ muốn “đùa cho vui”, nhưng lại khiến người khác suy nghĩ lệch lạc về sự thật, và đôi khi xảy ra hậu quả đáng tiếc. Thậm chí, nhiều người bên ngoài tỏ vẻ “vui thích”, nhưng bên trong, họ lại cho rằng “những kẻ hay chém gió” thì thật trẻ con và kệch cỡm.
Nếu muốn đùa vui thì các teenboy cần đùa cho đúng chỗ và đúng lúc. Hãy nhớ rằng, không phải lúc nào cũng có thể đùa được. Thêm vào đó, “chém gió quá nhiều” không phải một điều tốt. Đừng lạm dụng và biến nó thành một thói quen không đáng có.